NỘI THẤT HUY HOÀNG
Slider 0
Slider 1
Slide 2
Slider 3
Slide 4
Slide 5
Nứt gỗ là gì ? 4 cách bảo quản nội thất gỗ hạn chế bị nứt

Nứt gỗ là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình gặp phải khi sử dụng chất liệu gỗ làm nguyên liệu chính cho nội thất và xây dựng. Điều này không chỉ làm mất đi vẻ đẹp của sản phẩm mà còn trong một số trường hợp, các vết nứt sẽ gây ảnh hưởng tới tính kỹ thuật và độ an toàn khi sử dụng. Vậy nứt gỗ là gì?, nguyên nhân nào gây ra tình trạng nứt gỗ và làm thế nào để phòng tránh, khắc phục tình trạng nứt gỗ?

 

Tình trạng nứt gỗ thường xảy ra trên các loại gỗ tự nhiên. Chất liệu gỗ công nghiệp có cấu tạo khác với gỗ tự nhiên vì vậy chỉ xảy ra nứt gỗ khi xảy ra tác động ngoại lực. Do đó, bài viết này sẽ tập trung phân tích nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng gỗ tự nhiên bị nứt.

Đặc điểm chung của gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên hay còn được biết đến là gỗ thịt, thường là vật liệu chính trong sản xuất đồ gỗ. Trong quá trình khai thác từ rừng hoặc khu vực trồng cây, cây gỗ sẽ được xẻ thành các khối gỗ nhỏ phù hợp với mục đích sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, trước khi đưa vào sản xuất, các khối gỗ tự nhiên cần được chuẩn bị và xử lý đúng cách để tránh hiện tượng nứt gỗ.

Gỗ thịt tự nhiên có tính chất chắc chắn, dẻo dai và có khả năng giãn nở nhất định. Điều này khiến cho gỗ tự nhiên luôn có độ bền ấn tượng, cùng với đó, tính thẩm mỹ độc đáo nhờ hệ vân gỗ uyển chuyển, không trùng lặp tạo nên sự đặc biệt cho từng sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên. Nhờ những đặc tính này mà chất liệu gỗ thịt luôn được nhiều khách hàng yêu thích, lựa chọn và không có vật liệu nào có thể thay thế. Gỗ thịt tự nhiên được cấu tạo từ các khoang xenlulozơ liên kết với nhau. Do đó, các khoang này có khả năng giãn nở và dễ thấm nước. Khi môi trường nhiệt độ xung quanh thay đổi, gỗ có xu hướng giãn nở hoặc co lại.

Để giảm thiểu hiện tượng cong vênh và nứt nẻ, phương pháp đơn giản và ưu tiên hàng đầu là phơi khô gỗ và sử dụng quy trình tẩm sấy đầy đủ để loại bỏ tối đa lượng nước trong gỗ. Quá trình giảm độ ẩm này sẽ giúp tình trạng thớ gỗ được ổn định. Nhờ đó, tính bền bỉ và độ dai của gỗ được cải thiện một cách đáng kể. 

Nứt gỗ là gì? Nguyên nhân gây ra nứt gỗ là do đâu?

Nguyên nhân gây nứt gỗ theo góc độ khoa học

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nứt gỗ từ cấu tạo sợi cellulose
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nứt gỗ từ cấu tạo sợi cellulose

Theo góc độ khoa học, gỗ tự nhiên có cấu tạo chính là gồm nhiều vách ngăn xenlulozơ khác nhau, độ dày của vách ngăn này phụ thuộc vào tính co giãn của gỗ. Tuy nhiên, theo từng loại cây gỗ thì mật độ vách ngăn xenlulozo sẽ khác nhau. Nếu mật độ vách ngăn xenlulozo thấp, gỗ sẽ có khả năng giảm thể thích sau một thời gian sử dụng nhiều hơn, dẫn đến mối liên kết yếu giữa các tế bào và gây ra hiện tượng nứt gãy trên bề mặt. Hiểu một cách đơn giản, mỗi thớ gỗ có lượng nước và độ bền khác nhau, khi mất nước và giảm thể tích theo thời gian, gỗ sẽ gặp tình trạng cong vênh và nứt.

Nguyên nhân gây ra nứt gỗ theo góc độ thông thường

Theo góc độ thông thường, nguyên nhân gây tình trạng nứt gỗ có thể xuất phát từ quá trình sản xuất và sử dụng, và để giải quyết vấn đề này thì cần hiểu rõ hơn các yếu tố chủ quan gây ra hiện tượng nứt gỗ. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Lỗi trong quá trình xử lý, sản xuất: Trong quá trình cắt gỗ và xẻ gỗ, việc quan trọng nhất là phải xử lý tẩm sấy kỹ càng. Điều này giúp gỗ giảm được lượng nước xuống mức cần thiết. Tuy nhiên, nếu không thực hiện quy trình này đồng đều trên toàn bộ lượng gỗ, các thanh gỗ có thể bị mất nước không đồng nhất và khi độ ẩm bị giảm xuống dưới mức 18%, gỗ có khả năng bị nứt nẻ, cong vênh.

Nứt gỗ do lỗi trong quá trình xử lý, sản xuất
Nứt gỗ do lỗi trong quá trình xử lý, sản xuất
  • Lỗi trong quá trình sử dụng: Có những khách hàng thắc mắc là họ đã lựa chọn các sản phẩm nội thất gỗ tốt nhất nhưng vẫn xảy ra tình trạng nứt gỗ. Thậm chí nhiều loại gỗ khác nhau trong gia đình thi nhau nứt. Nguyên nhân là do trong quá trình sử dụng, người dùng cũng góp phần gây ra tình trạng nứt gỗ. 

Gỗ tự nhiên ngoài khả năng bị mất nước thì cũng có cơ chế hút ẩm. Khi độ ẩm môi trường tăng cao, mưa nhiều thì gỗ sẽ thấm nước, tích trữ nước. Cho đến khi nắng lên đột ngột, chúng sẽ bị co ngót nhanh do giảm nước, điều này gây ra hiện tượng nứt gỗ.

Dưới đây là nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng nứt gỗ trong quá trình sử dụng:

  • Gỗ bị thấm nước, tích trữ nước: Trong quá trình sử dụng, khi gỗ bị thấm nước, ví dụ như khi vệ sinh đồ nội thất, nước có thể thấm sâu vào bên trong mạch gỗ và làm cho bề mặt gỗ ẩm ướt. Khi nhiệt độ môi trường tăng nhanh, bề mặt gỗ thoát hơi nước nhanh hơn so với phần bên trong, sự chênh lệch, không đồng nhất này gây nên tình trạng nứt gỗ trên lớp bề mặt. Do đó, nên đảm bảo các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên trong nhà hạn chế dính nước, thấm nước.

     

Gỗ bị thấm nước, tích trữ nước
Gỗ bị thấm nước, tích trữ nước

 

  • Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Khi đồ nội thất gỗ tự nhiên tiếp xúc liên tục với ánh nắng mặt trời, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ cao, bề mặt gỗ sẽ giãn nở liên tục, dẫn đến tình trạng nứt gỗ. Để tránh tình trạng này, nên sắp xếp đồ nội thất tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời ở nhiệt độ cao.

  • Tác động lực: Trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi những va chạm và tác động của lực vào các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên. Khi xảy ra va chạm, gỗ có thể xuất hiện các vết xước và nứt trên bề mặt. Nếu không được bảo quản hay xử lý đúng cách thì các vết này có thể lan rộng và gây hư hỏng nghiêm trọng cho gỗ.

Cách xử lý nứt gỗ hiệu quả và đơn giản tại nhà

Nếu đã biết rõ dấu hiệu và nguyên nhân gây ra nứt gỗ, hãy áp dụng những phương pháp dưới đây để khắc phục tình trạng này một cách triệt để. Với một số mẹo đơn giản, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng nứt gỗ, mà không cần tới sự can thiệp của các thợ mộc chuyên nghiệp. Hãy xem xét, nhận định từng loại vết nứt để áp dụng phương pháp thích hợp sau:

Xử lý các vết nứt nhỏ

  • Sử dụng sáp ong: Đối với những vết nứt nhỏ, có thể áp dụng phương pháp dân gian rất hữu quả là sáp ong. Đun chảy sáp ong, chờ cho nguội để tránh nhiệt độ cao làm hư hỏng gỗ. Sau đó, hãy đổ sáp ong vào các khe nứt trên gỗ một cách khéo léo, tránh để lộ vết sáp trên bề mặt. Cuối cùng, hãy quét vecni lên chỗ nứt và để khô. Lưu ý hãy chọn màu vecni trùng khớp với màu đồ gỗ để đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.

  • Sử dụng cồn i-ốt: Ngoài cách sử dụng sáp ong truyền thống, bạn có thể dùng cồn i-ốt để xử lý những vết nứt nhỏ. Hãy tra cồn i-ốt lên vết nứt, sau đó để vài ngày cho khô rồi tiến hành chà sát lại. Bạn sẽ thấy các vết nứt dần biến mất mà không cần sự can thiệp đến từ thợ mộc chuyên nghiệp.

Xử lý nứt gỗ bằng sáp ong
Xử lý nứt gỗ bằng sáp ong

Xử lý các vết nứt gỗ lớn

  • Sử dụng bột mùn cưa: Đây là một giải pháp phổ biến được sử dụng bởi các thợ mộc khi gặp phải các vết nứt. Chỉ cần sử dụng một ít bột mùn cưa kết hợp keo chuyên dụng, sau đó trét lên vết nứt. Hãy chờ cho khô, sau đó dùng giấy nhám chà nhẵn và sơn lại vị trí nứt đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dăm gỗ thay cho mùn cưa đối với các vết nứt hơi lớn, và sử dụng mùn cưa mịn trên bề mặt để đạt được kết quả thẩm mỹ cao.

  • Sử dụng bột giấy và phèn chua: Nếu không có sẵn bột mùn cưa, bạn có thể sử dụng bột giấy kết hợp phèn chua để xử lý các vết nứt kích thước lớn. Quá trình thực hiện là bạn sẽ trộn bột phèn chua và bột giấy để tạo thành hỗn hợp dạng bột lỏng, sau đó trét lên vết nứt, chờ cho khô rồi tiến hành sơn lên vị trí đó. Phương pháp này vừa nhanh chóng, dễ làm lại hiệu quả với những vết nứt lớn.

Xử lý nứt gỗ bằng bột mùn cưa
Xử lý nứt gỗ bằng bột mùn cưa

Sử dụng hỗn hợp hồ tự làm từ bao tải và vải bông

Một phương pháp khác để khắc phục tình trạng nứt gỗ trên đồ nội thất là hỗn hợp bao tải và vải bông. Quá trình này bao gồm 6 bước:

  • Bước 1: Đốt bao tải cũ và vải bông để tạo thành tro, đây chính là phần bột dùng để xử lý vết nứt gỗ.

  • Bước 2: Trộn tro với dầu trẩu (Dầu ép từ cây dầu trẩu), đánh đều tay để tạo ra một hỗn hợp nhão.

  • Bước 3: Sử dụng cây cọ hay bàn trải mềm để trét hỗn hợp tro và dầu trẩu lên bề mặt gỗ bị nứt. Đảm bảo hỗn hợp thấm đều vào vết nứt.

  • Bước 4: Chờ cho hỗn hợp khô tự nhiên hoặc sử dụng máy sấy để đẩy nhanh quá trình khô.

  • Bước 5: Sau khi khô, dùng giấy nhám để chà sát làm mờ các vết nứt và tạo độ mịn cho bề mặt.

  • Bước 6: Cuối cùng, sơn lên vùng đã xử lý để tạo sự đồng nhất với bề mặt gỗ xung quanh.

Các phương pháp xử lý nứt gỗ phía trên rất đơn giản, có thể tự làm tại nhà. Tuy nhiên, việc xử lý gỗ bị nứt chỉ khắc phục tạm thời tình trạng và cải thiện thẩm mỹ sản phẩm. Điều quan trọng nhất để tránh tình trạng nứt gỗ là hãy bảo quản và sử dụng gỗ đúng cách. 

Một số lưu ý khi xử lý đồ gỗ bị nứt

Một số nguyên tắc quan trọng để xử lý các vết nứt gỗ trên đồ nội thất mà vẫn đảm bảo bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm là:

  • Lựa chọn sơn phù hợp: Trong quá trình xử lý đồ gỗ bị nứt, hãy quan sát, lựa chọn loại sơn PU hoặc vecni phù hợp với màu sơn gỗ của đồ gỗ để giữ được nét đẹp ban đầu. Đặc biệt, hãy luôn sơn một lớp sơn bóng ở phần bề mặt cuối cùng để tạo vẻ sang trọng cho sản phẩm.

  • Sơn vecni nhiều lần cho đến khi màu sơn đồng đều với các phần xung quanh vết nứt: Bí quyết để sơn vecni đều màu là sơn lần 1, sau đó tiến hành chà bề mặt bằng giấy nhám mịn, tiếp tục đánh vecni lần 2, lần 3,... cho tới khi đều màu với các bộ phận xung quanh.

  • Lựa chọn cách đánh vecni phù hợp: Khi đánh vecni, có thể sử dụng máy mịn hoặc thực hiện phương pháp đánh vecni thủ công. Nếu không có kỹ năng đánh vecni chuyên nghiệp, hãy lựa chọn phương pháp thủ công để đảm bảo kết quả tốt nhất.

  • Sơn lót bên trong trước khi sơn vecni: Trước khi thực hiện quá trình sơn vecni, nên sơn một lớp sơn lót để bảo vệ chất gỗ bên trong và giảm tác động từ môi trường bên ngoài, từ đó hạn chế được tình trạng bong sơn trong quá trình sử dụng.

Tìm đến người thợ chuyên nghiệp để xử lý tốt hơn

Tìm đến người thợ chuyên nghiệp để xử lý tốt hơn
Tìm đến người thợ chuyên nghiệp để xử lý tốt hơn

Nếu bạn gặp phải các vết nứt nẻ lớn, không tự xử lý được, thì tốt nhất bạn nên liên hệ với những người thợ chuyên nghiệp để khắc phục.

  • Chuyên môn cao, khắc phục nhanh gọn: Đội ngũ thợ gỗ dịch vụ có kinh nghiệm xử lý từ trước nên sẽ tư vấn phương pháp khắc phục tình trạng nứt gỗ nhanh nhất, tính thẩm mỹ cao nhất.

  • Sử dụng kỹ thuật và công cụ chuyên dụng: Người thợ chuyên nghiệp sở hữu kỹ thuật và công cụ chuyên dụng để xử lý các vết nứt trên đồ gỗ. Họ sẽ áp dụng các phương pháp như ghép, kết dính, hoặc sửa chữa để khắc phục vết nứt một cách tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm.

  • Tư vấn và chăm sóc chất liệu: Người thợ chuyên nghiệp sẽ cung cấp cho bạn các lời khuyên về cách chăm sóc và bảo quản đồ gỗ để tránh tình trạng nứt, cong vênh. Họ sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng các sản phẩm chăm sóc phù hợp và giúp bảo vệ đồ gỗ khỏi tác động từ ben ngoài gây nứt gỗ, cong vênh.

Tìm đến người thợ chuyên nghiệp không chỉ giúp bạn giải quyết vấn đề vết nứt trên đồ gỗ một cách tốt nhất mà còn mang lại sự an tâm và chất lượng cho các món đồ gỗ trong không gian sống của bạn.

4 cách hữu hiệu để bảo quản đồ gỗ bền đẹp, hạn chế nứt vỡ

Để giữ được đồ nội thất luôn bền đẹp, hạn chế nứt vỡ, dưới đây là 4 cách hữu hiệu mà bạn nên áp dụng:

Tránh để đồ gỗ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Khi nhiệt độ ngoài trời lên đến hơn 40 độ, kết hợp với ánh nắng gay gắt và lượng tia UV lớn sẽ khiến bề mặt gỗ bị nứt gãy. Ngoài ra, kiểu thời tiết hanh khô làm gỗ bị mất độ ẩm, nhanh co ngót. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa đồ gỗ và ánh nắng mặt trời, nên sử dụng bạt che nắng và rèm cửa dày để che chắn ánh nắng.

Bảo dưỡng đồ nội thất gỗ định kỳ

Trong quá trình sử dụng, hãy luôn đảm bảo thực hiện vệ sinh đồ gỗ định kỳ để duy trì độ bền và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Sơn và đánh lại bề mặt gỗ giúp bảo vệ và làm cho sản phẩm bóng đẹp. Hãy thực hiện việc bảo dưỡng gỗ định kỳ, ít nhất 3 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm 1 lần.

Sử dụng các chất lau chùi và đánh bóng gỗ chuyên dụng

Để bảo vệ gỗ và tránh các chất ăn mòn, hãy sử dụng các sản phẩm lau chùi và đánh bóng gỗ chuyên dụng. Tránh sử dụng các bình xịt có chứa dầu, vì chúng có thể gây ra các vết trắng trên bề mặt gỗ. Nước trà ấm có thể được sử dụng để cọ rửa nhẹ nhàng và bảo vệ bề mặt gỗ.

Sử dụng các chất lau chùi và đánh bóng gỗ chuyên dụng
Sử dụng các chất lau chùi và đánh bóng gỗ chuyên dụng

Sử dụng khăn khô để lau chùi và vệ sinh sản phẩm

Tránh sử dụng khăn ướt để lau chùi đồ gỗ vì điều này có thể làm mất lớp sơn phù và màu sắc ban đầu của sản phẩm. Ngoài ra, khăn ướt có thể gây thấm nước vào bên trong đồ gỗ, từ đó gây ra nứt gỗ. Thay vào đó, hãy sử dụng khăn khô để lau chùi và vệ sinh đồ gỗ một cách hiệu quả.

Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản đồ nội thất gỗ tự nhiên đúng cách

Trên đây là những thông tin về chủ đề “Nứt gỗ là gì, Nguyên nhân gây ra tình trạng nứt gỗ và cách xử lý, bảo quản gỗ khi gặp vấn đề này” mà Nội thất Huy Hoàng đã cung cấp chi tiết cho bạn đọc. Bạn đã nắm được cách khắc phục, xử lý khi đồ gỗ bị nứt hiệu quả, nhanh chóng rồi đúng không nào. Bạn nên lựa  chọn các món đồ nội thất làm từ chất liệu gỗ cao cấp, như gỗ óc chó để hạn chế các nguy cơ hư hỏng, nứt gãy trong quá trình sử dụng. Nếu bạn cần tìm kiếm đơn vị cung cấp nội thất gỗ óc chó chất lượng, hãy liên hệ ngay với Nội thất Huy Hoàng để được tư vấn về những sản phẩm nội thất cao cấp nhất.

Với hàng loạt sự lựa chọn về đồ gỗ óc chó cao cấp như sofa, bàn trà, kệ tivi, bàn ăn, tủ bếp, tủ trang trí, giường ngủ, tủ quần áo,... với chất lượng hoàn hảo, mức giá cực tốt sẽ không làm khách hàng thất vọng.

Thông tin liên hệ Nội thất Huy Hoàng

- SHOWROOM NỘI THẤT HUY HOÀNG TẠI MIỀN BẮC:

Trụ sở chính: Căn A25-26 KĐT Xuân Phương Garden, Đường Trịnh Văn Bô, P. Phương Canh, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội

Showroom 1: Phong Lan 01-03, KĐT Vinhomes Harmony, P. Phúc Đồng, Q. Long Biên, Hà Nội.

Showroom 2: BH1-16, Vinhomes Imperia, Thượng Lý, Q. Hồng Bàng, Hải Phòng

Showroom 3: Thủy Tùng 20, Khu Sun Premier Village, P. Bãi Cháy, Quảng Ninh

- SHOWROOM NỘI THẤT HUY HOÀNG TẠI MIỀN NAM:

Showroom 4: Số 19, Đường R, KĐT LakeView City, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM

- Hotline: 0333.88.9999

- Website: https://dogooccho.com.vn/

- Email: dogooccho@gmail.com

- Fanpage: Nội thất Huy Hoàng l Facebook

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN & BÁO GIÁ

Gửi tin nhắn